Những năm gần đây, các tông màu nhuộm quen thuộc như nâu hạt dẻ, nâu đỏ…đã dần được thay thế bởi một số gam màu nổi bật như bạch kim, xám khói, xanh rêu, hồng tím trong giới trẻ. Để tóc có thể lên được đúng màu thì tẩy tóc là điều bắt buộc trước khi nhuộm. Dù hầu hết mọi người đều biết tẩy tóc rất hại, có thể ẩn chứa những rủi ro cho da đầu và tóc nhưng vì mong muốn sở hữu mái tóc thời trang mà không ít bạn trẻ đã không ngần ngại thực hiện việc này.
Vậy cần lưu ý gì khi tẩy tóc để giảm thiểu tối đa hư hại cho mái tóc? Cùng Komi khám phá ngay nhé!
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là quá trình loại bỏ hắc sắc tố melanin trong tóc bằng các hóa chất chuyên dụng với mục đích là rửa trôi đi màu tóc nguyên bản. Các hắc sắc tố này luôn tồn tại sẵn trong cơ thể, lượng melanin càng nhiều thì tóc càng đen, vì thế nếu muốn chuyển sang các màu bạch kim hoặc hồng, xám thì cần phải tẩy đi lớp melanin trên tóc. Tóc càng tối màu thì càng phải tẩy nhiều lần với hàm lượng chất tẩy nồng độ cao hơn và thời gian lưu trên tóc cũng lâu để đảm bảo đã tẩy hết hắc sắc tố.
Thông thường, thuốc tẩy tóc có chứa hydrogen peroxide - một loại hóa chất có tính oxy hóa cao và tẩy rửa mạnh. Khi hóa chất này kết hợp cùng amoniac và chất tạo màu thì không những chỉ rửa trôi đi các hắc sắc tố mà còn phá vỡ đi các lớp biểu bì (cutin) trên tóc. Trong quá trình tiến sâu vào lõi tóc, hợp chất peroxide này sẽ giải phóng một lượng lớn oxy để làm phai hoặc làm mất màu tóc hoàn toàn. Với mái tóc của người Á Đông thì trung bình cần tẩy tóc khoảng 2 lần mới có thể lên được màu tóc đúng ý.
Những tác hại khi tẩy tóc mà bạn cần biết
Không đơn thuần như những quá trình làm đẹp khác, tẩy tóc thực sự là một trải nghiệm không hề dễ chịu với da đầu và mái tóc của bạn. Hóa chất tẩy tóc sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ khiến da đầu có cảm giác bỏng rát và ngứa ran. Theo khảo sát thì đa số người từng tẩy tóc đều cho rằng da đầu cực kỳ khó chịu và thời gian chờ đợi quá trình này kéo dài lê thê.
Chưa dừng ở đó, tóc tẩy sẽ bị hư tổn một cách nghiêm trọng, điển hình như: yếu mềm, mủn, dễ dàng gãy rụng khi chỉ mới vuốt nhẹ, khô rối và gần như không thể phục hồi được. Tóc sau khi tẩy sẽ trở nên nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như tia UV, khói bụi, thời tiết bởi đã bị mất đi độ ẩm cần thiết cũng như hàng rào bảo vệ tóc. Nếu đã tẩy tóc thì chế độ chăm sóc tóc của bạn cũng phải tuân thủ khắt khe hơn so với tóc chưa tẩy, ví dụ như chọn sản phẩm chăm sóc tóc dành riêng cho tóc cần phục hồi, dưỡng tóc đều đặn và hạn chế tác động nhiệt lên tóc…
Ngoài ra, tẩy tóc cũng là một kỹ thuật đòi hỏi tay nghề và độ chính xác cao, bởi nếu chỉ cần sai định lượng thì có thể gây ra hư tổn nghiêm trọng trên tóc. Mỗi người sẽ có tính chất và kết cấu tóc khác nhau chính vì thế người thợ làm tóc cần phải hiểu bản chất, xem xét kỹ lưỡng tình trạng tóc hiện tại của khách hàng để quyết định tỉ lệ hóa chất ra sao, có thực sự cần thiết để tẩy tóc không. Một mái tóc đã hư tổn thì việc tẩy tóc tốt nhất là tạm hoãn bởi nếu tiếp tục thực hiện thì tóc có thể rụng cả mảng, không thể tái tạo lại trừ khi cắt ngắn toàn bộ.
Những loại tóc nào tuyệt đối không nên tẩy
Tóc xoăn tự nhiên
Đây là một trong những chất tóc không nên tẩy vì sẽ khiến tóc trở nên khô xơ và thô ráp hơn. Bản chất tóc xoăn đã không có được sự bóng mượt, khó chải và khó vào nếp hơn các chất tóc khác. Nếu như bạn tẩy tóc trên nền xoăn thì có thể làm mái tóc giống như “rơm” vậy. Tuy nhiên, nếu quyết tâm thay đổi thì bạn nên duỗi thẳng và hấp dưỡng mượt mà trước khi tẩy.
Tóc quá mỏng
Tẩy tóc sẽ bóc tách các lớp keratin hay còn gọi là vỏ bọc bên ngoài của tóc để tạo ra màu vàng sáng trước khi nhuộm tiếp các màu, điều đó sẽ giúp tóc lên được các màu chuẩn đẹp hơn. Tuy nhiên, việc bóc tách này sẽ làm cho sợi tóc của bạn trở nên mảnh hơn, khiến tóc càng thêm mỏng.
Tóc rễ tre, màu tóc đen nhánh
Đặc điểm của loại tóc này là dễ bông xù, khô xơ. Ngoài ra, màu tóc nguyên bản rất đen cộng thêm cấu trúc sợi tóc rất to nên khó để nhuộm thêm các màu khác. Cũng giống như tóc xoăn, mái tóc rễ tre thường không có được sự mượt mà nên nếu có tác động thêm từ hóa chất tẩy tóc thì càng trở nên khô rối, khó tạo kiểu.
Nên chăm sóc tóc sau khi tẩy như thế nào?
Như vậy có thể thấy, tẩy tóc là một quá trình gây ảnh hưởng tới tóc từ lõi tóc cho tới các nang tóc bên ngoài. Điều này hoàn toàn không được khuyến khích nếu muốn giữ gìn mái tóc óng mượt dài lâu. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thay đổi hoặc do tính chất công việc cần màu tóc thời trang thì cần có bước chăm sóc và phục hồi chuyên sâu cho tóc sau khi tẩy, trong đó không thể không nhắc tới bộ đôi dầu gội và dầu xả phục hồi tóc Komi Japan.
Đây được coi là giải pháp hoàn hảo dành cho mái tóc sau khi tẩy và nhuộm bởi công thức chuyên biệt được nghiên cứu với mục tiêu tái tạo tóc đẹp từ trong ra ngoài.
Điểm cộng nổi bật của dầu gội và dầu xả dưỡng tóc Komi Japan là khả năng tái kết nối các liên kết hư tổn. Nhờ đó, các hạt phân tử dễ dàng len lỏi vào từng nang tóc để cung cấp dưỡng chất cần thiết nuôi nấng và bảo vệ tóc hiệu quả nhất.
Ngoài ra, sản phẩm còn thúc đẩy sự phục hồi mái tóc chắc khỏe khỏe gấp 10 lần và giảm gãy rụng đáng kể tới hơn 90%. Điều này thực sự cần thiết với những mái tóc yếu và đang cần tái tạo sự bóng khỏe, mượt mà.
Với chiết xuất chủ yếu từ tinh dầu Argan quý hiếm, dầu gội và dầu xả phục hồi tóc Komi còn được biết đến với khả năng lưu giữ màu nhuộm ấn tượng lên tới 8 tuần.
Qua bài viết này, các bạn đã có thêm đánh giá khách quan về việc có nên tẩy tóc hay không. Lựa chọn vẫn tùy thuộc vào bạn nhưng hãy lưu ý một số điều trước khi thực hiện, và nếu đã tẩy tóc thì hãy nhớ chăm sóc tóc bằng những sản phẩm như Komi gợi ý. Chúc các bạn luôn tỏa sáng với mái tóc thật chắc khỏe và bóng mượt.
Có nhuộm được màu đen sau khi đã tẩy tóc không?
Top 5 loại dầu xả phục hồi và giữ màu tóc nhuộm tốt nhất hiện nay